Vành Đai 3 sắp hoàn tất đi qua những đâu?
Trước đường này được quy hoạch với ký hiệu cũ là CT.22 (2015-2021), hiện tại ký hiệu toàn tuyến là CT.40. Là một tuyến đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng với việc phát triển giao thông, kinh tế liên vùng giữa các địa phương xung quanh TPHCM và các quận/huyện vùng ven của TPHCM. Vậy nên khi tuyến này thông xe, chắc chắn sức ảnh hưởng tới thị trường đất đai, nhà cửa dọc gần 2 bên đường là không hề nhỏ.
Thông tin chi tiết Vành Đai 3:
Vành đai 3 TPHCM đi qua 4 địa phương bao gồm Bình Dương (Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Nhơn Trạch), Long An: Bến Lức và TP.HCM: Quận 9 (cũ), Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
- Dài 76.3 km, vốn 75.378 tỷ (~988 tỷ/km)
- Điểm đầu tại nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành (địa phận Nhơn Trạch)
- Điểm cuối tại nút giao CT TPHCM – Trung lương và CT Bến Lức – Long Thành (địa phận Long An)
- 15 nút giao cắt, 4 làn xe và đường song hành 2 bên (giai đoạn hoàn chỉnh 8 làn xe)
- Vận tốc 80km/h (giai đoạn hoàn chỉnh 100km/h)
- Khởi công 6/2023, dự kiến hoàn thành 6/2026
Bình Dương
Đoạn qua Bình Dương (26.6km) có một đoạn trùng là đường Mỹ Phước – Tân Vạn (15.3 km) cũng đã có sẵn, sắp tới sẽ được nâng cấp mở rộng lên 8 làn và có đường song hành để đồng bộ với Vành đai 3 TPHCM. Phần còn lại đi qua bờ Tây của Thuận An và một phần của Thủ Dầu Một, giúp có thêm phương án kết nối vào KCN Thủ Dầu Một thay vì trước đây từ KCN ở Củ Chi qua DT8 dồn xe về ngay ngã 5 Phước Kiến làm ùn ứ kẹt xe, cũng tạo thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho thành phố mới Bình Dương.
Long An
Đoạn qua Long An (6.8km) tương đối ngắn thuộc địa phận huyện Bến Lức, nhưng nút giao đoạn này lại khá quan trọng vì sẽ “rẽ nhánh” xe đi về các KCN các tỉnh phía Bắc-Đông Bắc và xe về các KCN phía Đông-Đông Nam của các tỉnh, đặc biệt là các xe đi du lịch Vũng Tàu và các địa phương liền kề Vũng Tàu như Phước Hải, Hồ Tràm,…
Đồng Nai
Đoạn qua Đồng Nai (11.2km) nằm hoàn toàn ở huyện Nhơn Trạch, hy vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt “lấm lem” của Nhơn Trạch, nhờ tính kết nối “gần gũi” giữa TPHCM và Nhơn Trạch. Xưa độc nhất QL51, sau có CT.01 đỡ hơn chút, nay có thêm cầu Nhơn Trạch.
Hồ Chí Minh
Vành đai 3 qua TPHCM (47.4km, bao gồm một đoạn của CT Bến Lức – Long Thành) nhìn trên hình theo thứ tự thì Bình Chánh là đi qua nhiều nhất, xong tới Q9 (cũ), Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ.
Nhà Bè cũng có một nút giao lên xuống ngay Nguyễn Hữu Thọ, nhưng mà khúc này dễ kẹt xe do ngay trục đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ vào KCN Hiệp Phước. Nhưng được cái giảm tải cho CT.01 khá nhiều khi về Vũng Tàu hoặc các khu vực ven Vũng Tàu, KCN phía Đông Nam bộ.
Xem thêm: Nâng cấp hạ tầng giao thông nút giao Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh
Q9 (cũ) gần như bị chia cắt bởi tuyến này, giống như là trục xương sống. Nhưng nếu xét tổng thể cả TP.Thủ Đức thì tuyến Vành Đai 2 mới là trục xương sống, tuy nhiên đoạn Vành Đai 3 qua Q.9 này khả năng sẽ làm khởi sắc cho khu vực Q9 (cũ) dọc hai bên tuyến, hiện tại thấy 2 bên khá thưa thớt cư dân ngoại trừ dự án Vinhome Grand Park.
Phía Củ Chi, Hóc Môn đa phần đi qua khu vực ít dân cư, về sau Vành Đai 3 sẽ là một đường “tránh” cho xe giao thương theo 2 hướng Bắc – Nam, Đông – Tây thuận tiện hơn mà không phải đi vào phía trung tâm như trước đây.
Đoạn qua Bình Chánh khá dài, và cũng đặc biệt quan trọng vì có khá nhiều KCN dọc 2 bên phía TPHCM và Long An, tình trạng kẹt xe, rủi ro tai nạn giao thông tiềm ẩn rất nhiều. Tuyến Vành Đai 3 qua đây sẽ chia “lửa” rất nhiều cho các trục chính như DT10, QL1A, QL50, DT824,… Kết hợp với các tuyến đường trong nội thành được nâng cấp mở rộng sẽ tạo đà phát triển cho đất đai xung quanh khu vực này. Đoạn qua Bình Chánh này cũng là đoạn có nhiều nút giao lên xuống nhất trong toàn bộ tuyến Vành Đai 3.
Dự kiến Vành đai 3 TPHCM sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào cuối 1/2026, thông xe chính thức 30/4/2026 và hoàn thành toàn bộ dự án (bao gồm đường song hành) vào 30/6/2026.
Tham khảo 2 dự án bất động sản đang được quan tâm tại thị trường Hồ Chí Minh:
Nguồn tổng hợp